TÓM LƯỢC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC
Giám đốc Kinh doanh & Tiếp thị có trách nhiệm chính trong việc tạo ra doanh thu, xây dựng thương hiệu của Khối Tín dụng Tiêu dùng (CFD), tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách tăng doanh số bán hàng qua việc lập kế hoạch, phát triển và thực hiện chiến lược marketing, sản phẩm, quảng cáo và thông tin một cách sáng tạo, sử dụng việc nghiên cứu thị trường, giá cả, phát triển sản phẩm, marketing truyền thông
CÁC CÔNG VIỆC CHÍNH
I. Kinh doanh
1. Quản lý các kênh kinh doanh
Xây dựng và thắt chặt mối quan hệ giữa Khối TDTD (CFD) với các đối tác để vượt mục tiêu doanh thu và tăng trưởng, đồng thời đề xuất kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu doanh thu thông qua hợp tác với các đối tác bán hàng bên ngoài
2. Quản lý Bộ phận Kinh doanh qua điện thoại của Trung tâm Hỗ trợ Khách hàng của CFD nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh, hoạt động hiệu quả và nâng cao hiệu suất.
3. Hỗ trợ bán hàng thông qua việc phân tích dữ liệu; thu thập và phân tích dữ liệu từ báo cáo bán hàng và các nguồn có liên quan khác bao gồm: duy trì những báo cáo và thiết kế báo cáo mới nếu cần thiết, phân tích kết quả và đưa ra kết luận tương ứng, cung cấp ý tưởng và hường dẫn chung cho các bên liên quan
4. Hỗ trợ các phòng ban trong việc xây dựng quy trình/ quy định/chính sách liên quan đến Bộ phận Kinh doanh
5. Quản lý và thực hiện đào tạo kinh doanh hàng ngày, theo định hướng tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu chiến lược và các đối tượng tài chính
II. Tiếp thị
1. Giám sát việc quản lý hàng ngày và hoạt động của bộ phận Marketing, bên cạnh đó duy trì tập trung vào các mục tiêu chiến lược kinh doanh và mục tiêu tài chính
2. Đưa ra, phát triển và duy trì các chiến lược, mục tiêu Marketing ngắn và dài hạn, các chiến lược, mục tiêu, chiến thuật và chương trình về đào tạo bán hàng, chất lượng dịch vụ so với ngân sách, tiềm năng thị trường, đối tượng khách hàng mục tiêu, nhu cầu của khách hàng, cạnh tranh, nguồn lực và khả năng kinh doanh
3. Đưa ra ý tưởng mang tính chiến lược, chỉ đạo và đánh giá đúng khả năng kinh doanh trong mọi khía cạnh về Marketing thương hiệu bao gồm viết quảng cáo, khuyến mãi, mở rộng mạng lưới kinh doanh, cải tiến chất lượng dịch vụ, giá cả
4. Theo dõi và đánh giá hoạt động thương hiệu nhằm đề xuất và đưa ra phương án thích hợp cho việc cải thiện giá trị thương hiệu và nhận thức về thương hiệu.
5. Khởi xướng và đưa ra các cơ hội kinh doanh cũng như các cải tiến mới, tiếp cận nguồn khách hàng và cơ hội phát triển sản phẩm mới, khởi xướng kế hoạch hành động.
6. Chịu trách nhiệm về ngân sách của bộ phận Marketing
7. Kiểm tra rà soát kế hoạch bán hàng, kế hoạch tài chính và ngân sách; theo dõi tình hình hoạt động so với ngân sách, đảm bảo đạt kế hoạch đề ra dù trong môi trường đầy biến động, thử thách
8. Hỗ trợ các phòng ban liên quan đến hoạt động thương hiệu để đảm bảo hình tượng thương hiệu được nhất quán
9. Thực hiện các khảo sát thông qua đội ngũ đại lý bán hàng hay các đại lý bên ngoài nhằm tìm ra các thông tin dữ liệu cần thiết cho việc hỗ trợ kinh doanh và quyết định kinh doanh
10. Thiết lập các tiêu chí/ mục tiêu công việc (KPI) cho toàn bộ phận Marketing và giám sát hiệu quả công việc của từng thành viên một cách liên tục
11. Phát triển và đào tạo bộ phận Marketing & Kinh doanh nhằm đảm bảo hiệu quả công việc, phát triển sự nghiệp và cá nhân của từng thành viên