1. Hoạch định chiến lược nhân sự, mục tiêu nguồn nhân lực: ngắn, trung và dài hạn
• Phân tích thị trường lao động bên trong và ngoài công ty
• Xây dựng mô hình tổ chức, định biên nhân sự theo định kì và định hướng phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh.
2. Xây dựng, phát triển hệ thống quản trị nhân sự
• Xây dựng chính sách tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của Công ty.
• Xây dựng chính sách đãi ngộ (lương, thưởng, phúc lợi, ghi nhận, phát triển,…).
• Xây dựng hệ thống quy trình nhân sự (tuyển dụng, đào tạo, quản lý, phát triển nhân sự).
• Xây dựng hệ thống đánh giá nhân sự.
• Cải tiến thường xuyên, liên tục hệ thống chính sách của Công ty.
3. Quản lý, điều hành và thúc đẩy hoạt động nhân sự.
• Xác định, chỉ rõ dòng công việc và mối liên kết giữa các chức năng của phòng Nhân sự và giữa chức năng nhân sự với các chức năng khác trong Công ty.
• Thiết kế, phân công công việc.
• Kiểm soát, điều hành công tác tuyển dụng, đào tạo.
• Kiểm soát, điều hành công tác đánh giá nhân sự.
• Kiểm soát, điều hành công tác phát triển nhân sự.
• Xây dựng và kiểm soát ngân sách nhân sự.
• Thúc đẩy các bộ phận khác cùng tham gia vào công tác quản trị nguồn nhân lực.
4. Phát triển văn hóa doanh nghiệp.
• Duy trì và truyền thông các giá trị của văn hóa doanh nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu.
• Tham mưu, định hướng các chương trình truyền thông nội bộ, các hoạt động gắn kết.
5. Đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực bền vững thông qua các hoạt động đào tạo, tuyển chọn và phát triển tài năng.
• Tuyển chọn và phát triển theo chương trình nhân sự kế cận
• Xây dựng và phát triển hệ thống đào tạo nghiệp vụ và sản phẩm
• Tổ chức các hoạt động đào tạo nhằm đáp ứng chất lượng nguồn nhân lực