Bạn là ?
Trong kỷ nguyên công nghệ bùng nổ, lập trình viên lọt top đầu trong các vị trí công việc được tìm kiếm và theo đuổi nhiều nhất bởi các nhân tài với mức thù lao hậu hĩnh cùng với những cơ hội lớn. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu được bí quyết làm thế nào để tạo được một CV developer chuyên nghiệp và ghi điểm với nhà tuyển dụng tại các công ty/tập đoàn lớn. Bạn đang băn khoăn không biết thế tạo CV developer như thế nào cho chuẩn, theo dõi ngay sau đây nhé.
Tìm kiếm mẫu CV gợi ý trên các phương tiện truyền thông hay theo gợi ý từ công cụ Chat GPT để apply một vị trí công việc yêu thích không phải là một điều khó với dân IT. Tuy nhiên, để trả lời câu hỏi, mẫu CV đó có đúng chuẩn hay không, có giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng thì không phải một ứng viên nào cũng nắm được, nhất là bạn là Developer với “chập chững bước vào đời”.
Hàng loạt những câu hỏi bủa vây từ việc nên viết CV developer bằng ngôn ngữ nào, khi không có kinh nghiệm thì triển khai CV developer ra sao, viết ứng tuyển vào vị trí senior thì CV khác gì với Junior, thực tập sinh cho vị trí band-end là cần làm CV như thế nào?...chắc chắn sẽ làm bạn bị “choáng”. Đừng lo lắng, hãy cùng giải mã những câu hỏi đó ngay sau đây, trước khi chúng ta khám phá những bí quyết tạo CV developer chuyên nghiệp nhé. Đầu tiên là nên CV developer bằng tiếng Việt hay tiếng Anh.
Mỗi nhà tuyển dụng sẽ có một yêu cầu về ngôn ngữ CV riêng, điều này được đề cập rất rõ trong JD (Job description- bản mô tả công việc). Bạn hãy lưu ý đọc kỹ để lựa chọn ngôn ngữ phù hợp trước khi triển khai CV, còn nếu không, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về “danh tính” công ty bạn sắp sửa ứng tuyển thuộc nước nào nhé. Nếu là công ty nước ngoài, việc bạn sử dụng tiếng Anh/tiếng Trung/tiếng Nhật trong CV sẽ là điều bắt buộc. Còn nếu công ty Việt Nam, bạn có thể sử dụng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Tuy nhiên, hiện nay trên các diễn đàn tuyển dụng, đến 80% các công ty tuyển dụng Developer dù là software, hardware, Flutter,...sẽ sử dụng tiếng Anh thay vì tiếng Việt, vậy nên khi JD mà bạn theo dõi theo viết bằng tiếng Anh, hãy nhanh trí sử dụng tiếng Anh để viết CV nhé.
Theo cuộc điều tra nhỏ về thiện chí sử dụng CV ngôn ngữ trên Joblike365, phần lớn các nhà tuyển dụng chia sẻ rằng, họ thích nhận một bản CV Developer tiếng Anh hơn tiếng Việt. Lý do đơn giản là, IT là ngành có nhiều thuật ngữ bằng tiếng Anh, từ đó giúp họ hiểu sâu hơn về ứng viên. Thêm vào đó, đến 99,9% các công ty tuyển dụng vị trí này đếu yêu cầu đến khả năng ngoại ngữ của ứng viên để phục vụ công việc code, tìm kiếm tài liệu hỗ trợ,...một bản CV Developer tiếng Anh giúp họ hình dung phần nào đó về năng lực ngoại ngữ của ứng viên. Đến đây, chắc bạn đã có câu trả lời rằng nên tạo CV Developer bằng tiếng Anh hay tiếng Việt rồi nhé.
CV là tài liệu đầu tiên gửi đến nhà tuyển dụng, thông qua bản CV Developer chuyên nghiệp các ứng viên không những tổng kết được kinh nghiệm, năng lực của mình mà còn PR bản thân và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, CV đồng thời cũng là cầu nối để các technical Recruiter săn tìm được nhân tài. Một khi muốn lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng, dù ở vị trí nào từ thực tập sinh đến Junior rồi senior Developer, đầu tiên bạn cần biết mình cần viết gì trong CV. Và đây là bố cục cần thiết:
-Personal Information- thông tin cá nhân - khái quát thông tin cơ bản của bạn như họ tên, ảnh, địa chỉ.
- Education: Khái quát về nền tảng học vấn liên quan đến nghiệp Developer ví dụ như trường đại học theo học, khóa học từng theo học.
- Skills: Liệt kê những kỹ năng hỗ trợ trực tiếp cho vị trí công việc Developer bạn ứng tuyển. Lưu ý rằng, lập trình viên là tên gọi chung của nhiều vị trí khác nhau, ứng với mỗi công ty sẽ yêu cầu một vị trí cụ thể ví dụ: Nodejs, App mobile hay python hay C#,...phần kỹ năng này sẽ list những nội dung phục vụ trực tiếp cho công việc Developer cụ thể đó. Dĩ nhiên, sẽ có những kỹ năng cứng và mềm cần thiết cho tất cả các vị trí sẽ được chắt lọc lấy những kỹ năng quan trọng và trình bày sau.
- Career Objective/Goals: Mục tiêu nghề nghiệp bản thân khi làm việc tại công ty
- Working Experience/Employment History Kinh nghiệm làm việc trước đó hay các dự án từng triển khai liên quan trực tiếp đến công việc vị trí Developer của bạn như quá trình thực tập doanh nghiệp nước ngoài, dự án triển khai trên trường, chương trình trao đổi du học sinh,...
- Training/languages/Certificates: Quá trình rèn luyện, ngôn ngữ có thể ứng dụng vào công việc, các chứng chỉ. Phần lớn các tin tuyển dụng sẽ đề cập đến yêu cầu về ngôn ngữ hay các chứng chỉ cho các vị trí developer, hãy liệt kê vào trong CV của bạn nhé.
Ngoài ra, CV developer của bạn có thể trình bày thêm References/Achievements/Recommendation (Các thông tin tham chiếu) hay Hobbies (sở thích), nhưng phần này không bắt buộc nhé.
Sau khi xác định bố cục chuẩn chỉnh cho CV của mình, chúng ta sẽ bắt đầu đi vào “bồi da đắp thịt” cho các mục cơ bản trên. Song, bạn nên lưu ý rằng, không có một form bố cục nào là hoàn hảo áp dụng được cho tất cả các vị trí lập trình viên, vì thế, dựa chọn yêu cầu của nhà tuyển dụng trên JD lấn thế mạnh của bản thân, hãy linh hoạt sắp xếp và thêm bớt các nội dung cho phù hợp. Dù đóng vai trò quan trọng trong quá trình xin việc, song CV cũng chỉ là phương tiện giúp bạn thể hiện được thế mạnh, năng lực của bản thân cho vị trí Developer cho nên hãy biết chọn lọc các thông tin đưa vào bố cục. Với những mục bạn không có, có thể bỏ đi nhé, tránh máy móc.
Là nội dung mào đầu trong CV, Personal Information cung cấp thông tin căn bản của lập trình viên cho nhà tuyển dụng và giúp họ dễ dàng hơn để liên hệ trả kết quả sơ tuyển. Trong Personal Information chỉ cần liệt kê những thông tin căn bản bao gồm: Full name (họ tên), Ages (tuổi), Address (Địa chỉ), phone number (số điện thoại), Mail (Địa chỉ mail). Nếu có blog hay web cá nhân, mạng xã hội,...bạn cũng có thể đưa vào như một phương tiện để nhà tuyển dụng có cơ hội hiểu thêm về bạn.
Đây là mục giúp nhà tuyển dụng trả lời được câu hỏi bạn có tinh thần cầu tiến hay không, có ý chí, mục tiêu, có kế hoạch phát triển phù hợp với định hướng của công ty hay không. Trước khi viết nội dung này, bạn cần bớt chút thời gian đọc qua bản mô tả công việc để hiểu rõ định hướng của công ty là gì. Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thì Career Objective/Goals cần phải đồng nhất với công ty bạn ứng tuyển.
Thêm vào đó, bạn nên trình bày cụ thể mục tiêu ngắn hạn hoặc mục tiêu dài hạn. Ví dụ: Short-term goal: Have a stable job, become an excellent employee, accumulate more experience. Long-term goal: Have the opportunity to advance to become an IT specialist in the field. IT - Software field.
Kinh nghiệm làm việc là một thông tin quan trọng mà tất cả các nhà tuyển nhiều vị trí quan tâm, chứ không riêng gì vị trí developer, bởi lẽ đây là thước đo xác định xem năng lực thực tế của ứng viên ra sao. Tuy nhiên, chỉ nêu vào đây những thông tin quan trọng bao gồm: tên công ty, tổ chức đã từng gắn bó, công việc cụ thể trong thời gian nhất định và mô tả công việc chi tiết. Ví dụ: Technoyki - IT support (sep, 2019- May,2023).
- Maintain and repair equipment, office supplies, network hardware
- Support and answer questions of customers about services
- Manage network equipment and IT equipment
Khi bạn có nhiều năm kinh nghiệm, gắn bó với những công ty khác nhau, hãy trình theo trình tự từ gần đến xa nhé.
Với những ai kinh nghiệm không phải thế mạnh đừng bỏ những dự án bạn từng theo đuổi khi đang là sinh viên, thời gian thực tập tại các công ty công ty, đồ án,...hãy trình bày vào đây theo mô hình trên nhé.
Cùng với kinh nghiệm học vấn cũng là trường thông tin hút sự quan tâm của các technical Recruiter, bởi nó cho thấy quá trình tích lũy tri thức/rèn luyện nghiêm túc phục vụ công việc. Trong nội dung này bạn hãy chỉ trình bày ngắn gọn những thông tin sau theo các gạch đầu dòng: tên trường đại học, cao đẳng, thời gian theo học, chuyên ngành chính, điểm trung bình (nếu đó là con số ấn tượng). Đó cũng có thể là tên khóa học dài hoặc ngắn hạn tại các trung tâm. Education nên trình bày trước kinh nghiệm để giúp nhà tuyển dụng có một cái nhìn xuyên suốt.
Training/languages/Certificates liên quan đặc biệt đến năng lực làm việc của ứng viên. IT nói chung và Developer các gương mặt đại diện cho ngành công nghệ yêu cầu hàm lượng tri thức cao. Do đó các công ty đều đặt ra mục tiêu tuyển dụng những nhân tài có vốn ngoại ngữ tốt đặc biệt là tiếng Anh, cùng với đó là các chứng chỉ nghề nghiệp nhất định ví dụ: Chứng nhận AWS cho kiến trúc sư giải pháp, chứng nhận trong kiểm soát hệ thống thông tin và rủi ro, chứng chỉ IELTS... đây đều là những chứng chỉ mang lại cơ hội phát triển lớn cho ứng viên, được yêu cầu bởi một số tổ chức lớn. Vậy nên đây sẽ là nội dung căn bản bạn cần đề cập trong CV nếu muốn tạo nên sự khác biệt.
Với Developer, những kỹ năng không dừng lại ở những kỹ năng cứng phục vụ công việc như thành thục ngôn ngữ lập trình nào đó, mà còn ở các kỹ năng mềm như phối hợp, làm việc nhóm, giao tiếp,...Vậy nên hãy đảm bảo rằng, kỹ năng cứng và mềm phục vụ cho công việc của mình được trình bày tại đây nhé.
Đối với những trường thông tin không bắt buộc trong CV như Hobbies, Activities hay Reference, có thể có hoặc không. Thông tin này sẽ khá phù hợp với những bạn có không gian trống như sinh viên mới ra trường hay ít kinh nghiệm code, song lưu ý không ghi dài dòng, dàn trải, tránh phủ lấp những thông tin quan trọng nhé.
Dựa trên hướng dẫn trên chắc chắn rằng, bạn đã nắm được cách thức để tạo cho mình một chiếc CV developer chuẩn, bên cạnh đó cần thiết bỏ túi một số lưu ý sau đây nhé.
+ Viết CV ngắn gọn, súc tích: Nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian đọc CV mà thường chỉ dành tối đa khoảng 30 giây để chớp nhặt những thông tin quan trọng. Do đó, hãy cô đọng, súc tích nhất có thể nhé, tránh sa đà vào kể lể.
+ Không sử dụng ngôn ngữ chung chung, thiếu cụ thể: Cần nhắc lại rằng, Developer không phải là một vị trí duy nhất mà là tên gọi của rất nhiều vị trí lập trình viên khác nhau. Bạn có thể đăng ký ứng tuyển tại vị trí software developer, .net developer, flutter,...mà yêu cầu của từng vị trí này là khác nhau. Do đó, hãy sử dụng tối đa “từ khóa chuyên ngành” trong CV cụ thể của bạn, điều này giúp nhà tuyển dụng nhìn ra điểm khác biệt và giúp họ ở lại CV của bạn lâu hơn đấy.
Trên đây là những giải mã thú vị xoay quanh bí quyết sở hữu một bản CV developer chuyên nghiệp đến từ Joblike365. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ thực sự hữu ích và giúp bạn nhanh tay chạm tới công việc mơ ước nhé.
Khi muốn xin việc vào vị trí giáo viên tiếng Anh thì bạn sẽ sử dụng mẫu cv english teacher. Tuy nhiên điều đó chưa thể nói lên được rằng bạn như thế đủ để bạn có được việc làm ngay. Vị trí này với độ hot rầm rộ kể từ khi nền kinh tế hội nhập mạnh mẽ thì nhu cầu dạy và học tiếng Anh tăng vọt dẫn tới sự cạnh tranh vô cùng gay gắt. Chỉ khi sở hữu một bản CV english teacher hoàn hảo, thuyết phục thì bạn mới có được cơ hội được nhà tuyển dụng lựa chọn cho công việc này.
Đối diện với hàng ngàn ứng viên cạnh tranh gay gắt, làm thế nào để tạo ra một mẫu CV trợ giảng chuyên nghiệp để chinh phục nhà tuyển dụng? Đây không chỉ là một câu hỏi mà là một thực trạng cấp thiết trong thế giới tuyển dụng hiện nay. Hãy cùng Joblike365 khám phá các bước và yếu tố quan trọng để tạo nên một CV trợ giảng ấn tượng, là chìa khóa mở cánh cửa thành công trong sự nghiệp trợ giảng.
Cung đường sự nghiệp trong ngành logistics có thể không phải là một con đường mòn, mà đó là một cuộc hành trình đầy màu sắc và thách thức. Như một bức tranh vẽ nên bằng những dòng dẫn đến thành công, CV của bạn là câu chuyện về những thành tựu, kỹ năng và kinh nghiệm đã định hình con đường chuyên nghiệp của bạn. Từ quá trình học tập đến những dự án thực tế, từ kỹ năng mềm đến kỹ năng chuyên môn, mỗi phần trong CV là một cái nhìn tổng thể về sự tiến bộ và đóng góp của bạn trong lĩnh vực logistics. Vậy phải làm sao để tạo nên một bản thể hoàn hảo cho nhận diện CV logistics, hãy cùng khám phá bí quyết thông qua bài viết dưới đây của Joblike365.
Bạn là một giáo viên mầm non đam mê, đầy nhiệt huyết và mong muốn mang lại những trải nghiệm giáo dục tốt nhất cho các bé? Nhưng liệu CV của bạn có đủ sức thuyết phục nhà trường về sự chuyên nghiệp và chất lượng của bạn? Đứng trước thực trạng cạnh tranh khốc liệt trong ngành giáo dục mầm non, điều quan trọng nhất không chỉ là có kỹ năng hay nghiệp vụ, mà là có một CV giáo viên mầm non chất lượng, chuyên nghiệp nhất. Vậy, bí quyết tạo CV giáo viên mầm non là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này để bước vào thế giới giáo dục với niềm tự tin và sự sáng tạo.
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao một số CV lại có thể thu hút ngay lập tức sự chú ý của nhà tuyển dụng, trong khi số khác lại bị lướt qua nhanh chóng? Một yếu tố có thể quyết định đến điều này chính là bức ảnh trên CV của bạn. Ảnh CV không chỉ đơn thuần là một phần trang trí, mà nó còn là một công cụ mạnh mẽ để truyền tải sự chuyên nghiệp và tạo ấn tượng ban đầu. Vậy, bạn nên chọn ảnh như thế nào để không chỉ thể hiện phong cách cá nhân mà còn thể hiện tính chuyên nghiệp? Hãy cùng khám phá các tiêu chí và gợi ý để có một bức ảnh CV ấn tượng và chuyên nghiệp ngay trong bài viết này.
Bạn đã từng gặp phải khó khăn khi viết mức lương mong muốn trong CV xin việc? Đây là một trong những vấn đề nhạy cảm và đầy thử thách mà không ít ứng viên phải đối mặt. Liệu có phải việc nêu mức lương quá cao sẽ làm bạn bị loại ngay từ vòng đầu, hay ngược lại, khiêm tốn quá mức lại khiến bạn tự đánh mất cơ hội thương lượng sau này? Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá những chiến lược tối ưu nhất để trình bày mức lương mong muốn, từ đó nâng cao cơ hội được chọn vào vòng phỏng vấn. Hãy cùng Joblike365 tìm hiểu và biến nỗi lo lắng này thành lợi thế cạnh tranh.
Tiêu chuẩn và yêu cầu trong quá trình tìm kiếm việc làm ngày càng trở nên khắt khe hơn trong ngành công nghiệp may mặc. Sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi ứng viên phải có một mẫu CV ấn tượng, không chỉ thể hiện được kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn mà còn phải thu hút nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Trong bối cảnh đó, việc tạo ra một CV đáp ứng mọi tiêu chí trở thành một yếu tố then chốt, giúp bạn nổi bật giữa đám đông và có được cơ hội nghề nghiệp lý tưởng. Hôm nay, Joblike365 sẽ cũng bạn khám phá cách xây dựng một mẫu CV xin việc ngành may bằng tiếng anh, từ việc lựa chọn các thông tin quan trọng, đến cách tối ưu hóa thông tin, giúp bạn không chỉ thu hút mà còn thuyết phục nhà tuyển dụng về năng lực và sự phù hợp của mình với vị trí công việc.
Khá chắc rằng nhiều bạn chỉ biết về bìa hồ sơ xin việc thay vì bìa CV. Bởi trong thực tế, chưa có nơi nào kinh doanh bìa CV cả. Loại bìa này thường được thiết kế, biến tấu mang đậm chất riêng, cùng phong cách với CV của người dùng. Do đó, để thiết kế và sản xuất CV hàng loạt sẽ là một chiến lược kinh doanh không hiệu quả. Thế nên hiện tại đa số ứng cử viên thường dùng bìa hồ sơ xin việc hoặc bìa nhựa để chứa CV.
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao hồ sơ xin việc của mình lại bị bỏ qua trong hàng trăm ứng viên khác? Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, việc tạo một CV ấn tượng, đặc biệt là đối với vị trí Trưởng Phòng Kinh Doanh, không chỉ là yêu cầu mà còn là yếu tố quyết định thành bại. Hãy cùng Joblike365 khám phá những mẹo hay giúp bạn tạo CV Trưởng Phòng Kinh Doanh nhanh chóng và hiệu quả, giúp bạn nổi bật giữa đám đông và thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.