I. Phó phòng dự án:
1. Triển khai, kiểm soát các thủ tục pháp lý dự án
- Soạn thảo các văn bản, hồ sơ xin chủ trương dự án, giao đất và các văn bản trong quá trình triển khai thực hiện dự án
- Làm việc với các cơ quan nhà nước để ra các văn bản chủ trương đầu tư và các văn bản thủ tục theo quy định.
- Phối hợp với các phòng QHKT, KSTK rà soát hs QH và hs TK để làm việc với các cơ quan chính quyền.
- Tham dự các cuộc họp xử lý công việc do các cơ quan chính quyền chủ trì
2. Hỗ trợ các phòng ban khác làm việc với các cơ quan nhà nước
- Phối hợp với ban tài chính thực hiện các nghĩa vụ tài chính như thanh toán hợp đồng, nộp thuế, phí liên quan đến GPMB, tiền sử dụng đất, thuế và phí khác
- Phối hợp với ban QLDA giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình thi công xây dựng với các cơ quan nhà nước
- Phối hợp với ban KD làm các thủ tục cấp sổ đỏ cho khách hàng
- Phối hợp với các phòng ban liên quan khi có công việc cần xử lý với cấp chính quyền
II. Chuyên viên dự án:
- Khảo sát, tìm kiếm và đánh giá dự án.
- Thực hiện thủ tục đầu tư từ khi đề xuất dự án đến khi bàn giao dự án.
- Chịu trách nhiệm làm việc với các đơn vị tư vấn, nhà thầu để hoàn thiện, bổ sung các thủ tục pháp lý đảm bảo đầy đủ hồ sơ pháp lý trong các giai đoạn đầu tư xây dựng dự án.
- Chủ trì theo dõi, kiểm soát và thực hiện các vấn đề pháp lý liên quan đến điều chỉnh, thay đổi quy mô, thay đổi thiết kế, các phát sinh của dự án.
- Chịu trách nhiệm xây dựng các qui định, qui trình và hướng dẫn công việc liên quan đến công tác quản lý dự án.
- Nắm vững các văn bản và các quy định pháp luật liên quan hoặc tác động đến dự án để tham mưu lãnh đạo thực hiện đúng quy định.
- Lập và trình các báo cáo định kỳ cho cơ quan nhà nước theo quy định.
- Tập hợp và quản lý thông tin, dữ liệu, hồ sơ pháp lý của dự án.
- Đề xuất điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với yêu cầu và pháp lý của dự án.
- Xây dựng mối quan hệ với các Sở Ngành.
- Phân tích hiệu quả dự án đầu tư.