1. Lập kế hoạch thực hiện thi công dự án
- Tổ chức công tác khảo sát và lập báo cáo khảo sát công trình.
- Lập bảng tiến độ thi công, lắp đặt theo tiến độ Hợp đồng. Điều chỉnh theo thực tế và thương lượng, thống nhất với khách hàng về tiến độ mới.
- Lập sơ đồ tổ chức thi công dự án
- Lập kế hoạch theo dõi vật tư hàng hóa nhập từ bên ngoài cho dự án.
- Lập kế hoạch dự trù nhân công, dự trù vật tư trên công trường.
- Phân tích đánh giá rủi ro khi thi công toàn dự án và đưa ra biện pháp phòng ngừa, phương án giải quyết.
Xác nhận bảng chấm công cho giám sát thi công
2. Tổ chức, triển khai công việc cho thầu phụ thi công, nhà máy sản xuất, dự trù vật tư,…
3. Kiểm soát các sự cố, phát sinh, thay đổi trong dự án và điều phối các nguồn lực, giải quyết các sự cố khi có phát sinh.
- Đàm phán, thương lượng với khách hàng để giải quyết các sự cố, phát sinh, thay đổi.
- Triển khai giải pháp, phương án mới cho các bộ phận liên quan
4. Theo dõi, kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng, chi phí thi công của các hạng mục công việc
5. Nghiệm thu, bàn giao, quyết toán công trình
- Kiểm tra, nghiệm thu nội bộ (kiểm tra khối lượng, chất lượng các hạng mục công việc trước khi bàn giao chính thức cho khách hàng).
- Thực hiện thủ tục nghiệm thu, bàn giao công trình cho khách hàng.
- Theo dõi và giải quyết các lỗi, hạng mục chưa hoàn thành và những phát sinh sau nghiệm thu cho khách hàng.
- Lập quyết toán và nhắc nhở khách hàng ký duyệt theo thời gian thỏa thuận trên hợp đồng.
6. Theo dõi, kiểm tra việc thu hồi công nợ
- Kiểm tra các kỳ hạn thanh toán theo hợp đồng và nhắc nhở, đôn đốc các bộ phận có liên quan hoàn thành chứng từ thanh toán để đòi nợ khách hàng.
- Liên lạc, nhắc nhở khách hàng thanh toán.
7. Lưu trữ hồ sơ, bàn giao và lập các báo cáo liên quan đến dự án
8. Báo cáo cho Giám đốc KDNT, chỉ đạo và phối hợp các bộ phận liên quan để hoàn thành tốt công việc