* Quản lý kho:
- Tổ chức quản lý kho theo quy trình xuất - nhập hàng hóa để đảm bảo an toàn và chất lượng hàng hóa, hạn chế hao hụt.
- Điều phối nhân lực của các Kho thực hiện các công việc đạt hiệu quả cao nhất.
- Chỉ đạo và hướng dẫn thủ kho trong công tác sắp xếp hàng hóa. Đảm bảo tất cả hàng hóa được trưng bày với nhãn mác được ghi chú hợp lý, sắp xếp logic, gọn gàng và sạch sẽ theo sơ đồ Kho.
- Thiết lập, quản lý định mức tồn kho xuất kho. Luân chuyển hàng hóa giữa các kho, đảm bảo đủ hàng trong kho, không phát sinh thiếu hàng giao khách hàng.
- Quản lý khối lượng tồn kho, phối hợp phòng kế toán kiểm kê định kỳ. Cảnh báo hàng chậm luân chuyển, hàng kém chất lượng để xử lý kịp thời.
- Đảm bảo vấn đề kho bãi gọn gàng, luôn trong tầm kiểm soát.
- Quản lý, giám sát các hệ thống về an ninh, phòng cháy chữa cháy …đảm bảo an toàn của hàng hóa, tài sản.
* Quản lý hoạt động xuất nhập:
- Tổ chức tiếp nhận và xử lý đề nghị xuất nhập hàng hóa/vật tư đảm bảo đúng thời gian, chủng loại, số lượng, chất lượng.
- Tổ chức xây dựng quy trình và áp dụng đầy đủ thủ tục, hướng dẫn công việc của Phòng đáp ứng chức năng quản lý kho, vận tải, bốc vác, xe nâng.
- Tổ chức kiểm kê nội bộ kho hàng ngày và đảm bảo kế hoạch kiểm kê kho định kỳ theo tháng, quí, năm của phòng kế toán. Quản lý tốt hàng hoá trong kho theo quy định.
- Báo cáo số lượng xuất-nhập-tồn và các công việc tuần/tháng, và kế hoạch tuần/tháng tiếp theo.
* Quản lý nhân sự:
- Phối hợp với Phòng nhân sự tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân sự.
- Giao việc, hướng dẫn, giám sát công việc nhân viên.
- Đánh giá KPI hàng tháng cho Nhân viên phòng Kho vận.
- Lập kế hoạch và báo cáo định kỳ công việc kho vận.