Bạn là ?
Mục tiêu xin việc là yếu tố không thể thiếu trong CV xin việc, mục tiêu nghề nghiệp nhân sự không là ngoại lệ. Làm thế nào để thông tin này trở nên đắt giá, “chinh phục” trái tim của mọi nhà tuyển dụng? Để trả lời câu hỏi này, hãy tham khảo bài viết ngay sau đây.
Nhiều người cho rằng việc đặt ra mục tiêu nghề nghiệp khi viết CV không phải là một vấn đề cần chú ý bởi nhà tuyển dụng sẽ chỉ quan tâm đến các yếu tố khác như kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn,... Đây thực chất là một quan điểm sai lầm bởi bất cứ thông tin nào có trong CV cũng là một tiêu chí để đánh giá khả năng, mức độ phù hợp với công việc.
Vậy mục tiêu nghề nghiệp nhân sự là gì, vì sao lại khẳng định mục tiêu nghề nghiệp nhân sự là một phần quan trọng trong CV?
Mục tiêu nghề nhân sự chính là mục tiêu mà ứng viên đặt ra trong quá trình viết CV xin việc ngành hành chính - nhân sự. So với các công việc khác, mục tiêu nghề nghiệp nhân sự có nhiều điểm khác biệt mà khi muốn ứng tuyển vào ngành bạn cần chú ý để tránh việc viết mục tiêu không rõ ràng.
Dù chỉ được giới hạn từ hai đến 3 câu trong CV và diện tích trình bày cũng phải hạn chế, song mục tiêu nghề nghiệp nhân sự vẫn được nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu khắt khe. Nhờ vào mục tiêu mà bạn đặt ra sự nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được cái nhìn của bạn về công việc cũng như sự quyết tâm và mong muốn gắn bó với nghề.
Vì vậy, không chỉ vì phần này ngắn gọn mà ta được phép qua loa khi thiết lập mục tiêu. Ở phần tiếp theo, Joblike365.com sẽ “mách bạn bí kíp viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự chinh phục mọi nhà tuyển dụng.
Viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự vừa ngắn gọn vừa truyền tải được đầy đủ nội dung không hề dễ. Chính vì vậy, để có thể cô đọng lại thông tin, bạn hãy tham khảo những lưu ý sau đây của chúng tôi. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo cách viết CV nói chung để có sự so sánh, đối chiếu trực quan.
Nhiệm vụ đầu tiên cần làm khi vạch ra mục tiêu nghề nghiệp nhân sự thì bạn cần tìm hiểu kỹ càng về vị trí công việc bạn đang ứng tuyển, cụ thể ở đây là lộ trình thăng tiến của vị trí đó.
Bước này là cơ hội để bạn nhận định về tiềm năng phát triển của bản thân, xác định mình đang ở vị trí nào, có thể đi được bao xa trong công việc. Đặc biệt, mỗi một công ty sẽ có một lộ trình thăng tiến riêng cho nhân viên, vì vậy bạn cần phải tìm hiểu kỹ để tránh đặt ra những mục tiêu vượt ngoài phạm vi hay mục tiêu không phù hợp với doanh nghiệp.
Viết chuẩn, viết đủ nhưng cần phải có sự cô đọng là yêu cầu đặt ra khi viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự bởi không gian giới hạn của CV không cho phép bạn lan man, vòng vo tam quốc ở phần này. Việc không đi vào trọng tâm thậm chí là một điểm trừ lớn trong mắt các nhà tuyển dụng khó tính.
Vì vậy, khi viết mục tiêu hãy vạch ra các tiêu chí như sau:
- Mục tiêu nghiệp nghiệp nhân sự bạn vạch ra phải nổi bật và liên quan đến vị trí công việc bạn đang ứng tuyển.
- Mục tiêu nghề nghiệp nhân sự thực tế, thiết thực, phù hợp với lộ trình thăng tiến của ngành.
- Cô đọng mọi ý tưởng của bạn trong giới hạn từ 2 đến 3 câu.
Đây là lưu ý mà không chỉ riêng CV ngành nhân sự mà bất kỳ CV của công việc nào cũng cần chú ý.
Khi viết mục tiêu nghề nghiệp, bạn hãy chia thành hai mục tiêu: Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Sở dĩ cần có sự chia tách là bởi với mỗi giai đoạn của công việc, bạn phải có những mục tiêu khác nhau nếu muốn phát triển bản thân.
Mục tiêu ngắn hạn là mục tiêu bạn đặt ra trong vòng từ 6 tháng đến 1 một năm bạn được chọn vào vị trí đó. Khoảng thời gian này là quá trình để bạn bắt đầu làm quen với văn hóa công ty và vị trí công việc của mình. Chính vì vậy, việc đặt ra mục tiêu quá cao xa là không nên. Cần phải nhớ, mục tiêu nghề nghiệp không có nghĩa là ta phải vẽ ra một bức tranh phi thực tế để làm hài lòng nhà tuyển dụng.
Vì lẽ đó, yêu cầu được đặt ra khi viết mục tiêu trong giai đoạn này sự phát triển đơn giản nhưng phải thiết thực.
Mục tiêu dài hạn là mục tiêu là giai đoạn phía sau, khi bạn đã hoàn toàn hòa nhập và bắt kịp với công việc của mình. Không còn ở giai đoạn “newbie” nữa, thời gian này là lúc bạn nâng cao mục tiêu, thể hiện định hướng rõ ràng để khiến các nhà tuyển dụng ấn tượng.
Một mục tiêu có tính thử thách nhưng bày tỏ được tham vọng để là một sự khẳng định to lớn về sự quyết tâm, khả năng cống hiến và gắn bó với công việc. Tuy nhiên, khi đặt mục tiêu dài hạn vẫn phải phù hợp với lộ trình đã được công ty đề ra trước đó.
Với quỹ không gian tối thiểu và ý định cần truyền tải phải tối đa, hãy làm cho mọi thông tin bạn đưa ra đều “đắt giá” Vậy là thế nào để mọi câu chữ bạn đặt ra ở đây đều có giá trị truyền đạt?
Joblike365.com mách bạn hãy áp dụng công thức vàng: Kết hợp kỹ năng bạn có với giá trị bạn sẽ mang lại cho công ty. Ngắn gọn và hiệu quả là các tính từ để miêu tả cho công thức này đó! Việc thêm vào các kỹ năng sẽ sự chứng minh tốt nhất cho các vấn đề bạn đặt ra.
Việc nghiền ngẫm “bí kíp” mà Joblike365.com đưa đến cho bạn phía trên có lẽ vẫn chưa đủ để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành nhân sự đúng - đủ - gọn. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ đem đến cho bạn những ví dụ cơ bản nhất, trực quan nhất cho bạn nhé!
Sau đây là các mẫu mục tiêu nghề nghiệp ngành nhân sự mà bạn có thể áp dụng khi viết CV bằng tiếng Việt. Lưu ý rằng, mọi thông tin Joblike365.com đưa ra chỉ có tính khái quát và chỉ dành cho mục đích tham khảo. Khi áp dụng, bạn hãy điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện của bản thân.
* Mẫu số 1
Mục tiêu ngắn hạn: Với những kỹ năng mà tôi đang có, trong giai đoạn đầu tôi sẽ cố gắng bắt kịp với yêu cầu của công việc, hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách tốt nhất.
Mục tiêu dài hạn: Trong vòng hai đến ba năm tới, với những gì tôi đã học tập và tích lũy kinh nghiệm trong công việc, tôi có mục tiêu sẽ vươn lên cống hiến trong vị trí Trưởng phòng nhân sự và tiếp tục cống hiến những giá trị mới cho công ty.
* Mẫu số 2
Mục tiêu ngắn hạn: Bằng sự quyết tâm và đam mê với ngành nhân sự, trong thời gian đầu ở vị trí này tôi sẽ nắm rõ nhiệm vụ và công việc, không ngừng hoàn thiện và đem lại giá trị cho công ty.
Mục tiêu dài hạn: Không dừng lại ở vị trí này, tôi có mục tiêu trong vòng 1 đến 2 năm tới sẽ được công tác trong vị trí Chuyên viên tuyển dụng, đóng góp những giá trị mới cho công ty.
* Mẫu số 3
Mục tiêu ngắn hạn: Trong giai đoạn làm quen với công việc, tôi sẽ phát huy kiến thức của mình để hòa nhập với công ty và đóng góp giá trị bằng 100% năng lực của mình.
Mục tiêu dài hạn: Khi đã có từ 2 đến 3 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành, tôi sẽ không ngừng học hỏi và trau dồi để xứng đáng lên một vị trí cao hơn, đó là Trưởng bộ phận nhân sự, từ đó có những góp phần vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động và chất lượng nguồn nhân lực.
Nếu bạn đang có nhu cầu ứng tuyển vào các tập đoàn quốc tế hay các công ty đa quốc gia, việc chuẩn bị CV bằng tiếng Anh là một tiêu chí bắt buộc. Sau đây, Joblike365.com sẽ giúp bạn bằng việc đưa ra những mẫu mục tiêu nghề nghiệp nhân sự bằng tiếng Anh siêu chất lượng.
* Mẫu số 1
Short-term goal: In the early stage, with the knowledge I have, I will keep up with the job requirements and complete all the tasks with the best quality.
Long-term goal: Within the next two years, with what I have gained at work as a HR staff, my next goal is cultivating dedication in a higher position - Head of the Human Resources department and continuing to contribute values for our company.
* Mẫu số 2
Short-term goal: With the determination and passion for the HR, during the first stage, I want to clearly understand my tasks and constantly improve and bring the values for our company.
Long-term goal: Don’t stop at this position, I have a goal that within the next 1 to 2 years later I will be working as a Recruitment Specialist, contributing new values to the company.
* Mẫu số 3
Short-term goal: During the first period, I will develop myself and contribute with 100% my power.
Long-term goal: After 2 to 3 years of working in this position, I will constantly learn and improve myself to deserve a higher position, that is Head of Human Resources Department, from there I can contribute to improving operational efficiency and human resource quality.
Như vậy, Joblike365.com đã truyền tải kinh nghiệm “3 đời” viết mục tiêu nghề nghiệp nhân sự để bạn có thể áp dụng và nâng tầm CV xin việc của mình. Nhưng ngoài ra, nếu còn phân vân ở những phần mục khác nữa thì hãy truy cập phần tin tức của Joblike365.com để được giải đáp cũng như tham khảo các mẫu CV xin việc siêu hot của chúng tôi. Chúc các bạn may mắn và thành công tìm được công việc như ý!
Mục tiêu xin việc là yếu tố không thể thiếu trong CV xin việc, mục tiêu nghề nghiệp nhân sự không là ngoại lệ. Làm thế nào để thông tin này trở nên đắt giá, “chinh phục” trái tim của mọi nhà tuyển dụng? Để trả lời câu hỏi này, hãy tham khảo bài viết ngay sau đây.
Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng làm thế nào để tạo một CV ấn tượng khi xin việc tại các quán trà sữa chưa? Trong một thị trường ngày càng cạnh tranh, việc có một CV đặc biệt và thu hút là yếu tố quyết định để bạn nổi bật giữa đám đông ứng viên. Hãy cùng Joblike365 khám phá những bước quan trọng để tạo ra một CV xin việc quán trà sữa xuất sắc, nổi bật giữa mọi ứng viên và chinh phục nhà tuyển dụng tuyệt đối.
Bạn đang tìm kiếm cơ hội mới trong lĩnh vực phiên dịch tiếng Hàn? Bạn muốn tạo ra một mẫu CV ấn tượng và chuyên nghiệp để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng? Đừng lo lắng. Trong bài viết này, Joblike365 sẽ cung cấp cho bạn một hướng dẫn toàn diện về cách tạo ra một mẫu CV xin việc phiên dịch tiếng Hàn không chỉ chuyên nghiệp mà còn tối ưu hóa cho cơ hội nghề nghiệp. Hãy cùng khám phá ngay sau đây.
Chắc hẳn bạn đã từng nghe nhiều lần rằng "ấn tượng đầu tiên quan trọng". Và trong thế giới tìm kiếm việc làm, mẫu CV của bạn chính là cánh cửa đầu tiên mà nhà tuyển dụng mở ra để khám phá năng lực và tiềm năng của bạn. Hôm nay, hãy cùng Joblike365 khám phá bí quyết viết mẫu CV Sacombank chuyên nghiệp và chất lượng theo đúng yêu cầu và tiêu chí đánh giá của nhà tuyển dụng.
Gần đây, một cái tên mới lạ đã xuất hiện giữa vô vàn những bản CV truyền thống, đó là CV Facebook. Vậy loại CV này là gì, nó có điểm gì đặc biệt và làm thế nào để tạo CV Facebook, hãy cùng Joblike365.com tìm hiểu ngay sau đây.
Trong thời đại số hóa ngày nay, nhu cầu về nội dung đa phương tiện ngày càng trỗi dậy, đặc biệt là trong lĩnh vực biên tập video. Với sự bùng nổ của các nền tảng truyền thông xã hội và sự phát triển không ngừng của công nghệ, việc tạo ra những video chất lượng và sáng tạo đã trở thành một yếu tố quyết định trong việc thu hút sự chú ý và tạo ấn tượng với khán giả. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tạo ra một CV video editor chuyên nghiệp để nổi bật trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này. Đây không chỉ là vấn đề của những người mới bắt đầu mà còn của cả những chuyên gia đã có kinh nghiệm trong ngành. Vậy, bí quyết để tạo ra một CV video editor ấn tượng là gì? Hãy cùng Joblike365 khám phá trong bài viết này để bước vào hành trình chinh phục thị trường làm việc đầy thách thức của ngành biên tập video.
Mẫu CV xin việc quán cafe cần thể hiện đầy đủ những phẩm chất, yếu tố mà nhà tuyển dụng mong muốn. Bên cạnh đó, trình bày những giá trị đó như thế nào càng quan trọng để giúp CV xin vào làm tại quán cafe có khả năng chứng minh, thuyết phục. Ở bài viết này, các chuyên gia Joblike365 sẽ cung cấp đến bạn bí quyết hay nhất để tạo được bản CV này chuyên nghiệp, thuyết phục.
Bạn đã bao giờ tự hỏi điều gì là nhân tố quyết định giúp CV xin việc của bạn nổi bật giữa hàng trăm ứng viên tài năng khác? Trong lĩnh vực phát triển giao diện người dùng, một CV ấn tượng không chỉ giúp bạn thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng mà còn mở ra cánh cửa đến công việc mơ ước. Vậy làm thế nào để tạo ra một CV Front End Developer thực sự hiệu quả, thể hiện rõ ràng kỹ năng và kinh nghiệm của bạn? Bài viết này của Joblike365 sẽ tiết lộ những bí quyết hàng đầu giúp bạn chinh phục mọi nhà tuyển dụng và giành lấy vị trí mong muốn trong ngành công nghệ thông tin đầy cạnh tranh. Hãy cùng khám phá ngay bây giờ.
Khi xin việc làm Editor bạn sẽ được nhà tuyển dụng đòi hỏi nhiều hơn ở kỹ năng sử dụng ngôn từ, định dạng trong CV. Lúc này CV chính là một bài test để nhà tuyển dụng kiểm tra mức độ phù hợp của bạn với công việc biên tập viên họ đang muốn tuyển người. Nếu đã biết rõ điều đó thì nhất định phải lên kế hoạch chinh phục nhà tuyển dụng bằng cách chinh phục bản CV.