
Bạn là ?
Bạn là ?
- Đưa ra bộ tiêu chuẩn chất lượng hệ thống;
- Phân tích các mối quan tâm và đánh giá nguy cơ rủi ro;
- Giám sát chất lượng hệ thống: nguyên liệu, vật tư và các yếu tố đầu vào; quá trình sản xuất; thành phẩm và các yếu tố đầu ra; các yếu tố an toàn vệ sinh lao động, trách nhiệm xã hội;
- Xây dựng hệ thống điều tra xác minh, khoanh vùng, truy xuất nguồn gốc, chỉ ra các nguyên nhân dẫn tới sự không phù hợp của hệ thống;
** QUAN HỆ CÔNG VIỆC :
- Bên trong :
Cấp trên: QMR
Đồng cấp: Các vị trí quản lý thuộc cấp phòng trong công ty.
Cấp dưới: Các vị trí phó phòng, chuyên viên, kỹ thuật viên thuộc phòng Chất lượng.
- Bên ngoài :
Các cơ quan quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng;
Các tổ chức, đối tác, các nhà cung cấp dịch vụ về tiêu chuẩn chất lượng;
** CÔNG VIỆC - NHIỆM VỤ
a) Lập kế hoạch
1 Phân tích các nguy cơ rủi ro, xây dựng kế hoạch đảm bảo chất lượng toàn công ty
2 Xác định được các khâu kiểm soát quan trọng;
Các điểm kiểm soát được lên mẫu biểu và cập nhật đẩy đủ thông tin kiểm tra;
3 Đưa ra được các biện pháp phòng ngừa;
Xây dựng được các quy định, thiết lập sự tuân thủ các quy định;
4 Thiết lập các giới hạn tới hạn, các quy trình giám sát;
Công bố bộ chỉ số an toàn chất lượng;
Đảm bảo rằng các tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh trong phòng thí nghiệm được duy trì
5 Xây dựng quy trình xác minh sự không phù hợp và đưa ra các hành động khắc phục;
Báo cáo nguyên nhân sự không phù hợp;
6 Chủ trì các biện pháp khắc phục sự không phù hợp;
Đảm bảo sự không phù hợp được khắc phục và không lặp lại trong tương lai;
7 Lập kế hoạch và nội dung đánh giá nội bộ định kỳ trong năm;
8 Xây dựng các quy trình thực hiện công việc.
Đề xuất và điều chỉnh hệ thống quản lý dữ liệu hồ sơ thông tin về mục tiêu chất lượng, tiêu chuẩn chất lượng, kiểm soát chất lượng, nguyên nhân và hành động khắc phục sự không phù hơp, phù hợp với từng giai đoạn phát triển;
Đầu mục công việc, biểu mẫu, báo cáo, hồ sơ nghiệp vụ nhằm giám sát chất lượng và kết quả công việc
9 Xây dựng tiêu chí tuyển dụng và tiêu chuẩn năng lực cho các vị trí thuộc quyền quản lý
Đề xuất nội dung kiểm tra năng lực đội ngũ nhân viên dưới quyền;
Yêu cầu kiểm tra năng lực định kỳ.
Phân loại được năng lực các vị trí để có hướng phát triển đội ngũ kế cận.
10 Xây dựng các công cụ quản lý hành chính trong bộ phận.
Đề xuất các chế tài xử lý vi phạm
Nội quy, quy định và các hướng dẫn công việc.
11 Lập, điều chỉnh kế hoạch công việc và tổ chức phân công công việc cho các vị trí thuộc quyền quản lý.
Đề xuất định biên nhân sự;
Bảng mô tả công việc
12 Lập kế hoạch chi phí bộ phận năm, quý, tháng.
13 Đào tạo, giao việc và đánh giá công việc cho các vị trí dưới quyền.
Đề xuất các chương trình đào tạo;
Đăng ký mục tiêu công việc;
Đảm bảo hiệu suất công việc của các vị trí dưới quyền không dưới mức cho phép.
14 Đề xuất các phương án đào tạo nhân sự nhằm khắc phục những vấn đề hiện tại: nâng cao kỷ luật và chất lượng hiệu suất công việc;
15 Xây dựng các chương trình quản lý rủi ro để đảm bảo tính liên tục của công việc trong các tình huống khẩn cấp.
b) Thực hiện
1 Triển khai kế hoạch phân công công việc cho các vị trí dưới quyền;
Đề xuất lịch làm việc cho các hoạt động: kiểm soát chất lượng đầu vào, đánh giá ghi nhận kiểm soát quá trình, đánh giá nội bộ, cập nhật, đối chiếu, kiểm kê, báo cáo theo ngày/ tuần/ tháng/ quý/ năm.
Đảm bảo các công việc thực hiện theo trình tự hợp lý, không phát sinh thời gian chết, không dồn đọng công việc tại một thời điểm trong ngày;
2 Đôn đốc giám sát hoạt động chất lượng nhằm duy trì chất lượng sản;
Đảm bảo các yếu tố đầu vào được hoàn thành 100% các thủ tục kiểm tra;
3 Phê duyệt các tiêu chuẩn chất lượng, chỉ dẫn an toàn trong hồ sơ sản phẩm;
4 Giám sát điều tra khiếu nại của khách hàng;
100% khiếu nại khách hàng được ghi nhận và có kế hoạch hành động khắc phục nếu được kết luận là sự không phù hợp;
5 Xây dựng chi phí bộ phận theo năm, quý, tháng, tuần.
6 Giám sát và duy trì việc cập nhật tài liệu, hồ sơ nghiệp vụ theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng.
Đảm bảo kết quả đánh giá chất lượng trong phạm vị cho phép.
c) Báo cáo
1 Báo cáo đánh giá chất lượng nội bộ theo định kỳ
2 Báo cáo sự không phù hợp toàn hệ thống, bao gồm chất lượng sản phẩm, chất lượng công việc, sự không phù hợp bởi các yếu tố đầu vào như hàng hóa, quy trình, nhân sự thực hiện;
3 Báo cáo nguyên nhân sự không phù hợp và biện pháp khắc phục;
4 Báo cáo giải trình theo yêu cầu của Tổng giám đốc, Kiểm soát nội bộ, Kiểm toán nội bộ, Đại diện lãnh đạo về Chất lượng;
ĐỘ TUỔI (Trong tuổi lao động hoặc) : Dưới 45 tuổi
GIỚI TÍNH : Nam/Nữ
TRÌNH ĐỘ TỐI THIỂU Đại học
KHỐI NGÀNH Kinh tế - Kỹ thuật
CHUYÊN MÔN Marketing, Thương mai, Kỹ thuật
KINH NGHIỆM TỐI THIỂU 5 năm kinh nghiệm trong vị trí giám sát chất lượng hệ thống; Có chứng chỉ đánh giá theo tiêu chuẩn chất lượng;
NGOẠI NGỮ - Tiếng anh
ƯU TIÊN - Đã làm cho các doanh nghiệp sản xuất có hệ thống quản lý chất lượng ISO, TQM, GMP, 5S
- Tăng lương định kỳ theo thành tích lao động.
- Được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định của luật và quy chế Công ty.
- Các chế độ thưởng, nghỉ mát theo chính sách Công ty
Thành lập từ năm 2004, với định hướng mục tiêu phát triển lâu dài và bền vững, ADC Plastic luôn xác định chuyên sâu trong sản xuất Hợp chất CaCO3 - Hạt nhựa màu - Phụ gia và Compound nhựa tại Việt Nam. Tự hào là Chuyên gia về Masterbatch và Compound, hơn 12 năm qua, ADC Plastic không ngừng nghiên cứu và phát triển, đưa sản phẩm Hợp chất CaCO3 của Việt Nam xuất khẩu đến 59 quốc gia trên Thế giới. Với phương châm Lấy công nghệ làm gốc - Lấy con người làm trung tâm - Lấy chất lượng làm mục tiêu, chúng tôi, những thành viên của ADC Plastic, cần mẫn - sáng tạo và đoàn kết, luôn hướng đến những giá trị tạo ra chất lượng cho sản phẩm và dịch vụ, nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của quý khách hàng trong ngành nhựa. Tham khảo: adcplastic.com
-
Đăng nhập tài khoản ứng viên
Thông Báo
Bạn có tin nhắn mới từ Nguyễn Thị Bình: