* Hoạch định chiến lược mua hàng
- Dự báo giá thị trường, theo dõi diễn biến giá cả nhà cung cấp để tham vấn cho BGĐ.
- Tìm kiếm, phát triển thêm nguồn cung mới.
- Quyết định mức độ tồn kho từng loại nguyên vật liệu.
* Thiết lập và điều hành hệ thống mua hàng
- Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động thu mua, giao nhận hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Bảo đảm mức giá cạnh tranh, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu nguyên vật liệu, các mặt hàng hoặc dịch vụ khác theo đề xuất của các bộ phận trong công ty.
- Đàm phán và hoàn tất giao dịch mua hàng với các Nhà cung cấp.
- Xây dựng và thực hiện việc mua hàng có chiến lược.
- Giám sát và kiểm soát chặt chẽ toàn bộ chi phí mua hàng.
- Điều chỉnh kế hoạch và mục tiêu công việc phù hợp với sự thay đổi của thị trường và chiến lược công ty ở từng thời kỳ.
- Thay mặt Giám đốc làm việc với các cơ quan Nhà nước về pháp lý có liên quan đến công tác mua hàng.
- Cập nhật các văn bản, chính sách pháp luật mới của Nhà Nước có liên quan đến hàng hóa đang mua.
- Phối hợp trực tiếp với các phòng ban khác như: Bán hàng, Kế toán, Kho để bảo đảm việc mua hàng phù hợp với thực tế các bộ phận và thuận tiện trong việc thực hiện.
* Quản lý tài chính và đánh giá các hoạt động mua hàng
- Chịu trách nhiệm về tình hình thực hiện mua hàng
- Quản lý việc đạt được các chỉ tiêu giảm chi phí tiết kiệm và các chỉ tiêu giảm tồn kho nguyên vật liệu.
- Đánh giá các hoat động mua hàng.
- Xem xét và lên kế hoạch đánh giá nhà cung cấp.
* Quản lý đội ngũ
- Giám sát, huấn luyện và hỗ trợ công việc cho nhân viên cấp dưới.
- Đánh giá năng lực cá nhân và kết quả thực hiện công việc.