1: Viết Lệnh sản xuất bằng văn bản, biểu mẫu.. cho các bộ phận ( dây chuyền, công đoạn…)
2: Đề xuất (bằng văn bản) tất cả các yêu cầu đầu vào để đáp ứng điều kiện cần thiết cho công tác sản xuất như: vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu….
3: Đôn đốc, giám sát, kiểm tra công tác đáp ứng tốt nhất các điều kiện sản xuất.
4: Nắm bắt rõ năng lực sản xuất của các dây chuyền , bộ phận…. Đơn hàng, các yếu tố đầu vào để xây dựng lệnh sản xuất đúng và khoa học cho xưởng như: tình trạng máy móc thiết bị, tình hình nhân lực, tình trạng nguồn vật tư, nguyên liệu, tình hình của đơn hàng…
5: Quản lý sát sao (có hồ sơ, sổ sách), cả về số lượng, chất lượng của sản phẩm, phế trong quá trình sản xuất.
6: Trực tiếp điều hành , đôn đốc, giám sát sự hoạt động của nhân viên KCS, QC nhằm đảm bảo giám sát , kiểm tra,đánh giá(có số liệu) toàn bộ quá trình sản xuất, cũng như sản phẩm đầu ra.
- Lập báo cáo lên ban giám đốc về kết quả, tình trạng, tiến độ sản xuất ở xưởng theo lịch trình được quy định.
- Báo cáo ban giám đốc kịp thời mỗi khi xuất hiện những yếu tố phát sinh làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất.
- Phải giám sát chặt chẽ việc lưu kho, sắp xếp kho sản phẩm.
- Phải giám sát chặt chẽ công tác xuất hàng, tránh hiện tượng nhầm lẫn, hàng không dạt yêu cầu chất lượng..
7: Tiếp nhận và xử lý thông tin xuất hàng. Lập kế hoạch xuất hàng, giám sát quy trình xuất hàng… ký vào bộ hồ sơ xuất hàng.