- Phòng/Bộ phận: Phòng kiểm soát chất lượng
- Cấp trên trực tiếp: Trưởng phòng kiểm soát chất lượng
I/ Tóm tắt công việc:
- Thực hiện các công việc kiểm soát nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, sản phẩm.
II/ Trách nhiệm, công việc chính:
1. Kiểm tra chất lượng Nguyên vật liệu:
- Kiểm tra hàng hóa, NVL trước khi nhập kho.
+ Thực hiện Quy trình kiểm tra đầu vào
+ Kiểm tra ngoại quan và kiểm tra kỹ thuật đối với từng lô hàng hóa, nguyên vật liệu.
- Kiểm tra trước khi sản xuất.
+ Kiểm tra chất lượng NVL trước khi đưa vào sản xuất (trong trường hợp để lâu quá 6 tháng, kể từ ngày nhập kho hoặc có nghi ngờ chất lượng do quá trình bảo quản không đúng hoặc do thời tiết thay đổi).
+ Kiểm tra chất lượng bán thành phẩm (paste màu, các phụ gia pha sẵn,...).
Yêu cầu:
- Thực hiện đúng thời gian, yêu cầu của quy trình.
- Ghi chép đầy đủ các thông tin vào phiếu kiểm tra nguyên vật liệu.
- Lập sổ và ghi chép đầy đủ, chi tiết quá trình kiểm tra nguyên vật liệu.
2. Kiểm soát quy trình sản xuất:
- Theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện quy trình sản xuất.
+ Kiểm tra phiếu công nghệ.
+ Kiểm tra quá trình chuẩn bị sản xuất (có đủ nguyên vật liệu, paste màu, ..... trước khi tiến hành cân trộn).
+ Theo dõi, xác nhận quá trình cân vật liệu, thứ tự thời gian, tốc độ khuấy trộn, nhiệt độ khuấy trộn,...
+ Kiểm tra màu sắc ban đầu.
Yêu cầu:
- Giám sát chặt chẽ quá trình cân trộn, ghi chép và xác nhận từng khâu, giai đoạn.
- Yêu cầu tạm dừng và báo cáo cấp trên ngay lập tức các trường hợp có sai lệch hoặc vi phạm quy trình sản xuất.
3. Kiểm tra chất lượng sản phẩm:
- Thực hiện quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Kiểm tra chất lượng trước khi đóng gói (kiểm tra thông số kỹ thuật theo từng loại sản phẩm).
- Kiểm tra sau đóng gói (số thùng, bao, số cân...).
- Kiểm tra nhãn mác sản phẩm.
Yêu cầu:
- Xác định, báo cáo về chất lượng SP trước khi đóng gói
- Lập sổ và ghi chép đầy đủ quá trình kiểm tra SP, đóng gói SP. Xác nhận tiêu hao SP.
- Lưu mẫu SP sau đóng gói.
4. Điều chỉnh sản phẩm:
- Căn cứ kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm, đề xuất phương án và thực hiện điều chỉnh nếu cần .
+ Chỉnh màu sản phẩm.
+ Điều chỉnh phụ gia theo mẫu sản phẩm.
- Kiểm tra sản phẩm sau khi điều chỉnh.
Yêu cầu:
- Lập sổ, ghi chép rõ quá trình điều chỉnh nếu có.
- Nhận định và báo cáo nguyên nhân có thể dẫn đến phải điều chỉnh SP.
5. Làm mẫu, bảng màu:
- Làm bảng màu hàng tháng.
- Làm mẫu sơn (sơn tươi và tấm mẫu).
- Quản lý các mẫu lưu nguyên liệu, thành phẩm kiểm nghiệm bên ngoài.
Yêu cầu:
- Bảng màu, mẫu sơn phải theo tiêu chuẩn.
- Bảng màu giống màu gốc đã được xác nhận.
6. Làm mầu mẫu mới:
- Khuấy trộn mầu mới khi có yêu cầu.
- Lập kế hoạch và theo dõi các hàng mẫu.
Yêu cầu:
- Không quá 2 ngày phải có kết quả tương đối.
7. Các công việc khác:
- Tham gia cùng bộ phận sản xuất xử lý các sự cố trong sản xuất khi có yêu cầu.
- Tham gia cùng phòng thí nghiệm trong quá trình thí nghiệm, kiểm tra sản phẩm mới khi có yêu cầu.
- Theo dõi hiệu chuẩn các thiết bị đo lường, kiểm soát hóa chất của bộ phận và các thiết bị phục vụ cho sản xuất để đảm bảo chất lượng.
- Đem mẫu đến các Viện để phân tích.
- Trực tiếp xuống công trình kiểm tra nếu phát sinh sự cố trong quá trình thi công.
- Các công việc khác theo sự bố trí của Giám đốc.
Yêu cầu:
- Thái độ nhiệt tình, hòa đồng khi tham gia hỗ trợ.
- Có tinh thần trách nhiệm và cố gắng hoàn thành tốt các công viêc khác khi được giao.
III/ Quyền hạn:
- Tham mưu đề xuất cho Ban Giám đốc và các bộ phận liên quan để xử lý các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
IV/ Mối quan hệ:
- Nhận sự chỉ đạo và báo cáo trực tiếp với Trưởng phòng
- Thực hiện các hướng dẫn, yêu cầu về nghiệp vụ theo quy định của công ty.