1. Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán:
- Duy trì khả năng thanh toán của công ty
- Quản lý & kiểm soát được nguồn tài chính của công ty, đảm bảo hiệu quả trong hoạt động đầu tư
- Hạch toán kế toán, phân tích kết quả kinh doanh
- Giám sát tính trung thực trong việc thực hiện công tác thu chi, ngân sách, theo dõi tình hình sử dụng tài sản, tình hình thanh toán
- Tổng hợp báo cáo các số liệu kế toán theo yêu cầu của công ty.
2. Quản lý dòng tiền
- Kiểm soát dòng tiền đảm bảo công ty có đủ nguồn tiền hoạt động.
- Kiểm tra việc thu chi tiền thực hiện đúng và bảo đảm số dư đúng thực tế.
3. Báo cáo Thuế và làm việc với cơ quan Thuế
- Phối hợp với Kế toán thuế để quyết toán và giải quyết các vấn đề về thuế, kiểm toán
- Kiểm soát các báo cáo thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN. Tham gia công tác quyết toán thuế với cơ quan thuế
- Tổ chức phổ biến và hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ kế toán do nhà nước ban hành.
- Tham gia vào việc làm việc với các cơ quan bảo hiểm xã hội về tiền lương của nhân viên.
4. Công tác tài chính
- Cung cấp thông tin và phân tích tài chính cho Ban Giám Đốc và các bộ phận
- Lập kế hoạch dự phòng tài chính theo định kỳ hoặc đột xuất.
- Tối ưu hoá được chi phí của công ty.
- Làm việc với các tổ chức tài chính, ngân hàng để thực hiện các thủ tục vay vốn.
5. Quản lý công việc phòng Kế toán
- Tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định đúng khối lượng công tác kế toán
- Đào tạo, quản lý, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, xây dựng đội ngũ kế toán viên của Công ty.
- Quản lý, đào tạo và tổ chức nhân sự bên dưới để thực hiện các công việc theo chức năng nhiệm vụ
- Phân công công việc, đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên bộ phận Kế toán
- Xây dựng, cập nhật và đề xuất ký ban hành các quy trình và quy chế, chế độ, định mức về kế toán.
6. Báo cáo công việc
- Chịu trách nhiệm bảo mật tất cả các thông tin có liên quan